Tổng hợp đặc sản từ 63 tỉnh thành Việt Nam nổi tiếng để làm quà

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời với nhiều loại đặc sản nổi tiếng. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc sắc và đặc sản nổi tiếng khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại đặc sản từ 63 tỉnh thành Việt Nam. 

Danh mục

Tổng hợp các loại đặc sản 63 tỉnh thành tại Việt Nam nổi tiếng nhất

1. An Giang: Thốt nốt

Cây thốt nốt là một loại cây đặc trưng của vùng đất An Giang. Nó mang nhiều công dụng như: làm cây phong cảnh, cây ăn quả và nguyên liệu để sản xuất đường. 

2. Bà Rịa – Vũng Tàu: Bánh khọt

Đến với Vũng Tàu, bạn sẽ được thưởng thức các loại bánh thơm ngon như: bánh bông lan trứng muối, bánh khọt. Với sự kết hợp từ nhiều hương vị khác nhau, mỗi loại bánh điều mang nét đặc trưng riêng, 

3. Bạc Liêu: Nhãn da bò

Nhãn da bò Bạc Liêu có nguồn gốc từ Trung Hoa và đã xuất hiện từ năm 1920 đến 1930. Quả nhãn có vỏ mỏng, màu vàng đều và vị ngọt thanh. Cây nhãn da bò Bạc Liêu càng lâu năm thì càng cho nhiều trái và cơm dày hơn.

4. Bắc Kạn: Bánh gio mật mía

Bánh gio đã có tại Bắc Kạn từ rất lâu đời. Bánh gio ngon là phải mịn, dẻo dai và có hương vị đặc trưng, mát, lành và để lâu không bị hư.  

5. Bắc Giang: Vải thiều

Bắc Giang nổi tiếng với thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu quốc tế. Loại vải này khi chín chuyển màu đỏ tươi, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng.

6. Bắc Ninh: Nem bùi

Nem Bùi là đặc sản dân dã tại tỉnh Bắc Ninh. Vị thơm ngon, béo ngậy là các đặc trưng bạn có thể cảm nhận ngay khi lần đầu tiên thưởng thức món ăn này.

7. Bến Tre: Kẹo dừa

Kẹo dừa là một đặc sản nổi tiếng tại tỉnh Bến Tre với vị thơm ngon từ sự kết hợp nước cốt dừa cùng các hương vị như: lá dứa, sầu riêng,… tạo nên sản phẩm kẹo dừa độc quyền, mang đặc trưng của vùng văn hóa sông nước miền Tây. 

Bạn có thể mua kẹo dừa Bến Tre để làm quà tặng cho người thân với đa dạng các loại như: kẹo dừa cacao, kẹo dừa nguyên chất, kẹo dừa đậu phộng sầu riêng.

8. Bình Dương: Măng cụt – vườn hoa quả Lái Thiêu

Măng cụt Lái Thiêu là loại quả ngon tại tỉnh Bình Dương. Quả măng cụt nhỏ, cuống ngắn, quả không tròn đều, màu sắc không bắt mắt nhưng vỏ mỏng hơn và có vị ngọt thanh khi ăn.

9. Bình Định: Rượu bầu đá

Rượu bầu đá là đặc sản của tỉnh Bình Định rất được lòng của khách du lịch. Loại rượu này được nấu tỉ mỉ qua từng công đoạn và nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng mang đến hương vị đặc trưng. 

10. Bình Phước: Hạt điều

“Thủ phủ” hạt điều của nước ta phải kể đến Bình Phước với diện tích hơn 134.000ha, cung ứng trên 15.000 tấn hạt điều mỗi năm cho thị trường trong nước và quốc tế. Hạt điều Bình Phước đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và  trở thành thương hiệu quốc gia.

11. Bình Thuận: Thanh long

Thanh long Bình Thuận hiện có diện tích canh tác hơn 3.000 ha, đáp ứng nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là loại quả thơm ngon, chứa nhiều vitamin, mát, vị ngon thanh mang hương vị riêng của Bình Thuận.

12. Cà Mau: Ba khía Rạch Gốc

Ba khía Rạch Gốc là đặc sản dân dã và nổi tiếng tại tỉnh Cà Mau. Ba khía ở đây được chọn lọc và chế biến tỉ mỉ tạo ra món ăn thơm ngon, đậm đà mà khó nơi nào có được. 

13. Cao Bằng: Bánh khảo và chè dây rừng

Bánh khảo Cao Bằng mang đậm hương vị Tết đặc trưng của người dân Tày. Ngoài ra, chè dây Cao Bằng cũng nổi tiếng với dược liệu tốt, hiệu quả và an toàn giúp điều trị bệnh đau dạ dày hoặc làm trà uống thường ngày.

14. Cần Thơ: Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm là loại bánh đặc trưng của vùng Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Loại bánh này gồm 4 loại nhân bánh nổi tiếng và ngon nhất như: nhân thịt muối thập cẩm, nhân chuối, đậu ngọt và nhân mỡ.

15. Đà Nẵng: Mực rim me

Khi du lịch Đà Nẵng – Hội An, bạn không nên bỏ qua món đặc sản mực rim me. Đây là món quà với hương vị kết hợp cả 3 miền: vị cay, mặn, dai giòn và thơm ngon.

16. Đắk Lắk: Thịt dê gác bếp – Cà phê Ban Mê – Bún đỏ

Thịt dê gác bếp ở Đắk Lắk được tuyển chọn từ phần thịt dê tươi ngon nhất với quá trình chế biến kỹ lưỡng, tất cả gia vị thấm đều vào miếng thịt khô kết hợp với hương khói của củi cà phê tạo ra món ăn hấp dẫn khó cưỡng. Ngoài ra, cà phê Ban mê của Đắk Lắk cũng là thương hiệu nổi tiếng. 

Bên cạnh đó, bún đỏ cũng là đặc sản phải kể đến tại Thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) với hương vị không thể quên nếu ai đã một lần thưởng thức.

17. Đắk Nông: Bơ sáp

Với lợi thế về đất đai và khí hậu, Đắk Nông nổi tiếng với các loại bơ ngon, đã được người dân tại huyện, thị xã trong tỉnh Đắk Nông trồng thành công và đạt năng suất cao. 

18. Đồng Nai: Mít tố nữ

Đây là giống mít đặc biệt và được trồng nhiều nhất tại Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

19. Đồng Tháp: Nem Lai Vung

Khi bạn đến Đồng Tháp, bạn có thể mang về cho gia đình món đặc sản Nem Lai Vung với hương vị ngon ấn tượng. 

20. Điện Biên: Xôi nếp ngũ sắc

Xôi ngũ sắc có 5 màu sắc đặc trưng: Màu đỏ của quả gấc, màu tím của lá cẩm tím, màu xanh lá dừa, vàng của nghệ và trắng là màu gốc của xôi. 

21. Gia Lai: Phở khô – Cơm lam gà nướng – Bún cua thúi  

Phở khô ở Gia Lai mang hương vị khác biệt với bánh phở có vị dẻo, sợi nhỏ, làm từ bột gạo và thơm ngon đậm đà. Còn bún cua thúi hay bún mắm cua gây ấn tượng với khách du lịch bởi hương vị, công thức nấu đặc trưng và màu nước đen đục. Ngoài ra, cơm lam gà nướng Gia Lai cũng là món ăn được nhiều du khách yêu thích. 

22. Hà Giang: Cháo ấu tẩu 

Cháo ấu tẩu được người dân Hà Giang chế biến với công thức gia truyền và được chọn nguyên liệu kỹ lưỡng tạo nên một cháo thơm ngon, sánh dẻo. 

23. Hà Nam: Chuối Ngự Đại Hoàng  

Khi bạn đến Hà Nam, bạn có thể mang về cho gia đình món đặc sản Chuối Ngự Đại Hoàng với hương vị thơm ngon và có một lịch sử ấn tượng. 

24. Hà Nội: Bánh cốm làng Vòng

Bánh Cốm được làm bởi nếp cái hoa vàng, nhân đậu xanh, sầu riêng, bánh có vị thơm ngon từ ngoài và đậm dần vào trong. Bánh Cốm là một trong các vật phẩm không thể thiếu trong mỗi lễ cưới hỏi truyền thống tại miền Bắc.

25. Hà Tĩnh: Kẹo cu đơ

Kẹo cu đơ mang hương vị thanh ngọt của đường mía, vị béo của lạc kết hợp với sự cay nồng của gừng tươi và mùi bùi bùi của bánh đa.

26. Hải Dương: Bánh đậu xanh 

Bánh đậu xanh là một loại thức ăn đặc sản tại Hải Dương. Bánh được làm từ bột đậu xanh, rồi cắt thành từng khối nhỏ và gói bằng giấy thấm mỡ thành từng thỏi.  

27. Hải Phòng: Nem cua bể

Nem cua bể hay còn được gọi với tên chả nem Hải Phòng là một trong những món ngon mang hương vị đặc trưng tại vùng đất này. Bánh nem thơm ngon, đậm vị ăn cùng với bánh đa mềm và nước canh. 

28. Hòa Bình: Xôi nếp nương Mai Châu

Đến Mai Châu, bạn sẽ được thưởng thức nếp xôi do chính phụ nữ Thái làm với hương vị thơm ngon, đậm đà khó có thể nào quên. 

29. Hậu Giang: Khóm Cầu Đúc (dứa) 

Thơm (dứa) Cầu Đúc là đặc sản được nhiều người biết đến bởi vị thơm ngon đặc biệt mà ít nơi nào có được. Khóm (dứa) Cầu Đúc bán ra thị trường được chế biến ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế như: Nước ép, sấy khô không tẩm đường, mứt, kẹo, rượu, nước giải khát có ga…  

30. Hưng Yên: Nhãn lồng – Bánh tẻ – Giò bì 

Nhãn lồng Hưng Yên với quả tròn, vỏ quả màu vàng nâu, cùi dày và ráo nước mang vị ngọt vừa phải và cơm nhãn giòn. Giò bì cũng là một món đặc sản nổi tiếng tại đây. Ngoài ra, bánh tẻ cũng là thương hiệu đặc trưng tại Hưng Yên, bánh có vị ngọt từ thịt, hương thơm của hành, vị giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm từ bột bánh.

31. TPHCM: Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm sườn bì chả đã khá quen thuộc, với miếng sườn lớn, được ướp kỹ lưỡng cùng chén nước mắm ớt chua ngọt tạo nên một bữa cơm đậm vị và thơm ngon.

32. Khánh Hòa: Yến sào – Nước yến

Yến sào Khánh Hòa được biết đến là loại yến cao cấp và tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nơi đây đã tạo ra loại nước yến có giá trị về mặt dinh dưỡng cao hơn những vùng đất khác. 

33. Kiên Giang: Nước mắm Phú Quốc và bánh ống lá dứa

Nước mắm Phú Quốc là thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến với hương vị thơm ngon. Hơn nữa, bánh ống lá dứa là món ăn vặt nổi tiếng tại đây,  bánh có hình trụ, dài tầm 10 – 15 cm, được làm từ các thành phần như bột gạo nếp, dừa nạo, lá dứa và vừng. 

34. Kon Tum: Gỏi lá

Gỏi lá là một món đặc sản nổi tiếng tại tỉnh Kon Tum. Món ăn được làm hầu như từ lá chỉ có tại vùng Tây Nguyên như: Lá trâm, mật gấu, lá bứa, từ đại bi…

35. Lai Châu : Xôi tím nếp cẩm

Xôi tím được làm từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ. Màu tím đặc trưng của xôi được nhuộm bởi loại cây có tên là Khẩu cắm. Tất cả tạo nên một món xôi có mùi thơm ngon đặc trưng.

36. Lào Cai: Lợn cắp nách – Mận Lai Châu – Thắng cố 

Lợn cắp nách là loại lợn đặc sản chỉ sinh sống tại vùng cao và tập trung nhiều nhất ở Lai Châu. Khi ăn thịt lợn cắp nách, bạn sẽ được thưởng thức mùi vị thịt thú rừng thơm ngon. 

Thắng cố cũng là món ăn quen thuộc ngon miệng và trở thành thương hiệu nơi đây. Ngoài ra, Mận Lai Châu là đặc sản phải kể đến bởi vị ngọt, quả to và dai giòn. 

37. Lạng Sơn: Vịt quay mắc mật và khâu nhục 

Vịt quay mắc mật là thương hiệu nổi tiếng tại Lạng Sơn, là loại thịt mềm, lớp da dai giòn kết hợp cùng mắc mật khiến hương vị trở nên khó quên hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khâu nhục cũng là món ăn nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Lạng Sơn. Tên món ăn từ “khâu” nghĩa là mềm rục và còn “nhục” là thịt.

38. Lâm Đồng: Dâu tây Đà Lạt – Trà Bảo Lộc – Bánh tráng nướng

Dâu tây Đà Lạt được biết đến với vỏ mỏng, cùi thịt dày, mọng nước, hạt nhỏ có mùi hương thơm mát và thanh ngọt. Ngoài dâu thì Lâm Đồng nổi tiếng với trà Bảo Lộc, nhất là văn hóa Trà và Tơ lụa Bảo Lộc. Bánh tráng nướng cũng là món ăn quen thuộc khi các du khách đến Đà Lạt, Lâm Đồng.

  1. Long An: Rượu đế Gò Đen

Rượu đế Gò Đen còn được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng nổi tiếng tại Việt Nam. Loại rượu này được nấu từ gạo hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền và có nguồn gốc tại tỉnh Long An. 

40. Nam Định: Nem nắm Giao Thủy – Bánh nhãn Hải Hậu – Kẹo Sìu Châu – Gỏi nhệch

Nem mắm Giao Thủy là đặc sản của tỉnh Nam Định. Bên cạnh nem thì Nam Định còn có bánh nhãn Hải Hậu, kẹo Sìu Châu và gỏi nhệch. Trong đó, món gỏi nhệch là món ăn được ưa chuộng và thường có mặt tại có nhà hàng lớn. 

41. Nghệ An: Tương Nam Đàn – Cam Xã Đoài – Cháo lươn 

Tương Nam Đàn là loại tương truyền thống tại tỉnh Nghệ An. Ngoài tương, tại đây còn có cháo lươn với hương vị cay nồng đặc trưng. Ngoài ra, Cam Xã Đoài, Nam Đàn cũng là đặc sản nổi tiếng trên thị trường hiện nay. 

  1. Ninh Bình: Thịt dê cơm cháy – Cao dê núi

Thịt dê cơm cháy là món ăn quen thuộc, giản dị nhưng đã trở thành đặc sản tại tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, cao dê núi cũng là món ăn thương hiệu tại đây với công dụng bổ thận, tráng dương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

43. Ninh Thuận: Nho – Rượu nho

Ninh Thuận là nơi cung cấp nho tươi với sản lượng lớn trên cả nước, trung bình tầm 15.000 tấn/năm và chế biến ra nhiều sản phẩm như nho sấy, mật nho, rượu vang nho, mứt nho. 

44. Phú Thọ: Thịt chua – Quả cọ – Bưởi Đoan Hùng – Bánh tai  

Thịt chua là món ăn dùng thịt lợn tươi sống ướp trong thính gạo và đã trở thành món đặc sản ẩm thực tại tỉnh Phú Thọ. Tại đây còn có các loại đặc sản nổi tiếng khác như: món cọ ỏm, bưởi Đoan Hùng và bánh tai.

45. Phú Yên: Sò huyết – Bánh tráng Hòa Đa 

Bánh tráng Hòa Đa nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên, được làm thủ công bằng tinh bột gạo với đặc điểm bánh dẻo và thơm ngon. Ngoài ra, các món sò huyết Phú Yên cũng trở thành thương hiệu ở Phú Yên. 

  1. Quảng Bình: Khoai Deo

Khoai Deo là loại khoai đỏ, với hình thù giống củ sâm và được trồng trên đất cát. Tuy là món quà quê quen thuộc, nhưng nó đã trở thành niềm tự hào của người dân Quảng Bình. 

47. Quảng Nam: Mì Quảng – Cao Lầu – cơm gà

Mì Quảng là món ăn đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng. Tại đây còn nổi tiếng các món đặc sản như Cao lầu Hội An, cơm gà.

48. Quảng Ngãi: Tỏi Lý Sơn và tỏi cô đơn

Tỏi Lý Sơn là loại đặc sản thương hiệu nổi tiếng tại Quảng Ngãi với hương vị cay dịu khác biệt với các loại tỏi khác. Trong đó, Tỏi cô đơn là đặc sản đặc biệt tại đây.

  1. Quảng Ninh: Chả mực

Mực Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được đánh bắt tươi sống, thịt mực thơm ngọt, dai giòn. Một số thương hiệu nổi tiếng hiện nay như: chả mực Thoan, Hiền Nhung, Luyện Bắc… 

50. Quảng Trị: Bánh khoái – Bánh canh cá lóc – Cháo bột 

Bánh khoái, bánh canh cá lóc là các món ăn nổi tiếng tại tỉnh Quảng Trị thường ăn kèm cùng các loại rau bao gồm rau cải non, trái vả non và chuối chát. Ngoài ra, Cháo bột với hương vị thơm ngon cũng là món ăn ấn tượng của Quảng Trị. 

51. Sóc Trăng: Lạp xưởng Vũng Thơm – Bánh pía – Bánh cống

Lạp xưởng Vũng Thơm là địa danh nổi tiếng của nghề làm lạp xưởng với những cơ sở như Tân Hưng, Tân Huê Viên… Bánh Pía cũng là đặc sản nổi tiếng tại tỉnh Sóc Trăng. Bạn có thể mua các loại đặc sản của Sóc Trăng tại Đại lý Bánh pía Sóc Trăng tại TPHCM hoặc Cửa hàng Hương Việt.

Không chỉ mua được đặc sản của Sóc Trăng tại đây, bạn có thể mua được các loại đặc sản nổi tiếng khác tại Hương Việt Mart. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại đặc sản chính gốc của miền Tây với giá tốt nhất qua các kênh thương mại điện tử như sau:

52. Sơn La: Kẹo sữa – Thịt trâu gác bếp – Bánh sữa Mộc Châu 

Kẹo sữa được làm từ sữa bò tươi mát tại thảo nguyên Mộc Châu, đảm bảo vệ sinh và cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng vitamin dồi dào. Hơn nữa, thịt trâu gác bếp là món ăn thơm ngon và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại tỉnh Sơn La. 

53. Tây Ninh: Muối tôm – Bánh tráng

Muối Tây Ninh là một loại muối kết hợp cùng tép riu tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của vùng đất Tây Bắc miền Đông Nam Bộ. Hơn nữa, phải kể đến bánh tráng phơi sương Tây Ninh mang nhiều hương vị khác nhau và được nhiều người biết đến.

  1. Thái Bình: Bánh cáy

Bánh cáy là đặc sản thuộc làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Bánh cáy có nhiều màu sắc và người ta chọn loại nếp ngon, mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột và vê tròn thành quả.

55. Thái Nguyên: Chè xanh

Nước chè xanh có thể chữa một số bệnh như béo phì, bí tiểu…

Chè xanh Thái Nguyên mang đến cho người Việt các tách trà đậm thơm ngọt và hương vị đặc trưng. 

56. Thanh Hóa: Nem chua – Chả tôm

Nem chua Thanh Hóa là đặc sản nổi tiếng được làm bởi các nguyên liệu như thịt, lá chuối, tỏi… Ngoài ra, chả tôm cũng là món được nhiều người yêu thích ở đây với nguyên liệu chính là tôm bóc vỏ giã nhỏ, thịt ba chỉ chiên vàng và băm cùng hành khô.

  1. Thừa Thiên Huế: Kẹo mè xửng – Bánh nậm – Cơm hến 

Kẹo mè xửng được làm từ mạch nha cùng dầu phộng, có mè bao phủ xung quanh kẹo và là đặc sản biểu tượng văn hóa của Huế. Ngoài ra, tại Huế còn nổi tiếng với cơm hến và bánh nậm.

  1. Tiền Giang: Sầu riêng – Hủ tiếu Mỹ Tho – Quýt Cái Bè

Sầu riêng là loại trái cây đặc sản nổi tiếng tại tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, Tiền Giang còn nổi tiếng với Hủ tiếu Mỹ Tho hay Quýt Cái Bè…

  1. Trà Vinh: Dừa sáp – Bánh tét – Tôm khô 

Tôm khô thuộc tỉnh Trà Vinh đã được công nhận là thương hiệu độc quyền trên thị trường. Tại Trà Vinh, còn có dừa sáp và bánh tét Trà Cuôn cũng được nhiều người biết đến bởi hương vị đặc biệt.

60. Tuyên Quang: Cam sành

Cam sành Tuyên Quang có vỏ dày, sần sùi màu xanh, khi chín có sắc cam và các múi có màu cam. Đây là loại trái cây bổ dưỡng và trở nên nổi tiếng tại tỉnh Tuyên Quang. 

  1. Vĩnh Long: Chôm chôm – Bưởi Năm Roi 

Bưởi Năm Roi là giống bưởi nổi tiếng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhất là ở Vĩnh Long. Ngoài bưởi, Vĩnh Long còn nổi tiếng với nhiều loại trái cây khác, trong đó có chôm chôm.

62. Vĩnh Phúc: Bánh ngõa Lũng Ngoại

Bánh ngõa Lũng Ngoại được làm từ gạo nếp thơm, mật tím, đỗ xanh và được chế biến tỉ mỉ từ công thức gia truyền. Do đó, món ăn này đã trở thành đặc sản nổi tiếng tại Vĩnh Phúc mà bạn nhất định phải thử khi đến đây. 

63. Yên Bái: Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là đặc sản nổi bật của dân tộc Thái Tây Bắc với nguyên liệu được chọn lọc tỉ mỉ. Đây là món đặc sản Điện Biên Tây Bắc làm bao thực khách mê mẩn với hương vị đậm đà khó quên.

Như vậy, ở trên là các loại đặc sản từ 63 tỉnh thành Việt Nam mà bạn có thể tham khảo. Trong đó, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các món đặc sản để về làm quà cho người thân và gia đình thì có thể liên hệ với Cửa hàng Hương Việt qua hotline 0909 528 769 hoặc website: huongvietmart.vn để đặt hàng chất lượng với giá tốt nhất.

 

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *